.::Naruto-vnonline::.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
.::Naruto-vnonline::.

Gửi bài nhiều[Văn mẫu] Đề: Bàn về mối quan hệ giữa học và hành trong phép học của La Sơn Phu Tử Menu_open
All Forums|
Gaara
ninja_warrior97
s2[m]it_kute
ninja_kun
Wind_NarSas
Madara
KYO
narfamily
Chidori ~ Kayano
Hyuga Neji
Topic xem nhiều[Văn mẫu] Đề: Bàn về mối quan hệ giữa học và hành trong phép học của La Sơn Phu Tử Menu_open

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gaara

Gaara
.::Kazekage::.

.::Kazekage::.


Đây là dàn bài và một số bài văn mẫu mà mình sưu tầm được trên mạng [Văn mẫu] Đề: Bàn về mối quan hệ giữa học và hành trong phép học của La Sơn Phu Tử 364988687 . Chia sẻ với mọi người nè Ôm một cái



DÀN
BÀI

1. Mở bài.


- Trong bài bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời
Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học
của Chu Tử (Chu Đôn Dư – một danh Nho đời Tống bên Trung Quốc).

2. Thân bài.

• Nội dung phép học.


- Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư
sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài.

- Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều
học được áp dụng vào thực tế (học để hành).

- Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó
mới thực là cái đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực
cho dân, cho nước.

• Giải thích.

- Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa
học và hành. Thế nào là học và hành?

- Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được
qua hàng ngàn năm, thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở
và học ở ngoài đời.

- Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể
hàng ngày.

• Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau?


- Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biế,
nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.

- Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn
thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang
lại lợi ích thiết thực nào.

- Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen
và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công
việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa
học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.

- Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu
không học ta sẽ không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội.

• Bình luận.

- Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở
khoa học và thực tiễn.

- Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành. Giữa
học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng
cho hành. Hành giúp cho con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lí
thuyết đã học được vào thực tế.

3. Kết bài

- Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả
học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao.

- Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim
chỉ nam cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay.









Vai trò của học và hành:





Trong
cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập
để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và
hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cách hiệu quả, chúng ta cần bàn
đôi điều.
Trong bài “Bàn luận về phép học”của La Sơn Phu Tử, tác giả đã chỉ rõhọc chân
chính là học làm người, học từ dưới lên cao, từ ddể đến khó, hoạc để áp dụng
vào cuộc sống, giúp cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Điều đó là rất đúng,
vì vậy để học và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc nếu học mà không hành
thì sao?
Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm để chứng tỏ với mọi người vậy ta có học
chỉ uổng phí và mấy thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng
cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng
kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách.
Hành mà không học đôi khi cũng có kết quả nhưng không chắc chắn, kết quả không
cao bởi vì quá trình thực hiện công việc chưa có cơ hội kế thừa thế hệ trước
bằng kinh nghiệm cũng như lý thuyết. Thậm chí hành mà kông học có thể dẫn đến
thất bại, phá sản,….
Chính vì những vấn đề đã nêy ra ở phần trên, học không hành là vô ích, hành
không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với
hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. Sau khi nghiên cứu, tìm
hiểu lý thuyết, chúng ta vận dụng ngày vào thực tế sẽ có kinh nghiệm để sáng
tạo, sửa đổi cho phù hợp, từ đó chúng ta sẻ rút ra được không ít những kinh
nghiệm đẻ sáng tạo, sửa đổi cho phù hợp thì tiến độ làm vào sản phẩm sẽ nhanh,
hiệu quả, có giá trị kinh tế.
Vậy mỗi chúng ta hãy hiệu và thực hiện 2 yếu tố học và hành sẽ góp phần tạo ra
của cải vật chất để xây dựng dất nước. Từ đó đưa dân tộc vượt đói, vượt nghèo,
đứng ngang bằng với các nước trên thế giới vì trong quá trình học chúng ta đã
tiếp thu được những kiến thức, văn minh của nhân loại. Từ đó ta hãy hiểu lối
học chân chính của La Sơn Phu Tử, nếu học không chân chính sẽ dẫn đến mất nước
quả là rất đúng.
Riêng em, em sẽ vận dụng vào việc học và hành để có kiến thức trở thành một người
công dân có đạo đức, hoàn thành trọng trách mà nhà nước giao phó cho mình.






Bài mẫu:




Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm
1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học
rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta
mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của
phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta
biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với
nhau không thể tách rời.


Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức
và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc
học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự
truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi
với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan
sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn
biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực
hành.


“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ
năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề
cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể
hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực
hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo
La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc
vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng
thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.


Chủ tịch Hồ Chí
Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành
không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ
mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.


Việc thực hành
có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà
không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô
ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí
nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết
bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết
suông không có tác dụng gì.


Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó
là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ
đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua
nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ
thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh
hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.


Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo
vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình
ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”


Tuy nhiên
việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của
lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc
thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì
khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà
không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm
được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không
một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác
của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn
Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương
pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự
tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo
điều học mà làm.”



Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực
hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập
được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.



Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử
Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như
nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và
“hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải
thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt
cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp
dụng linh hoạt vào thực tế.


Quan niệm giữa học và hành của Nguyễn Thiếp




Từ xưa
đến nay, dường như thời đại vẻ vang nào cũng có các tên tuổi sáng chói về tài
năng và đức độ. La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong số đó. Con người “
thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” này đã dâng lên vua Quang Trung một bài
tấu thể hiện rõ quan niệm của ông về việc học và đoạn trích “Bàn luận về phép
học” (Ngữ Văn 8, tập 2) thể hiện rõ tầm quan trọng của việc kết hợp “Học” và
“Hành” như ông bà ta thường nói:

“Học đi đôi với hành”. Đầu tiên ta hãy tìm hiểu: Học là gì ?. Học là thu thập
kiến thức, kinh nghiệm sống để bồi dưỡng thêm cho bản thân. Học, là tăng gia sự
hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết
cùng những kinh nghiệm của kẻ khác làm của mình. Học là để cho đầu óc và tâm
hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn...có cao, có rộng thì mới tránh được cái
nạn "thiên kiến", "chấp nhất" của những đầu óc hẹp hòi. Hay
như theo La Sơn Phu Tử, người đi học là học đạo, học cách đối nhân xử thế hàng
ngày, học cách ăn, cách ở, cách phò vua giúp nước chứ không phải học để mưu câù
danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng. Còn Hành là gì ? Hành nghĩa là thực hành,
là áp dụng những lý thuyết trong học tập vào thực tế, vào cuộc sống.

La Sơn Phu Tử đã so sánh : “ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học
không biết rõ đạo”. Vậy trước tiên là phải học. Học là phải học từ thấp đến
cao, từ căn bản đến nâng cao, từ Tứ thư, Ngũ kinh rồi đến Chư
sử. học rộng rồi tóm lược cho gọn. Nhưng trước khi học, người đi học phải biết
rõ mục đích của việc học để sau này không lệch lạc, không xa rời khỏi con đường
đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải
xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và
cho gia đình nhỏ bé, như ông bà ta thường nói chỉ để vinh thân, phì gia, mà
phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để “lập đức”, “lập công”, để phò vua giúp nước
theo như nền chính học thì lúc âý “triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị” .
Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc
thang danh vọng tầm thường, thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân
hay thành một thứ để khoe khoang.

Còn học mà không hành thì sẽ ra sao ? Học mà không hành thì như ông bà ta
thường ví von: “Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ...”.
Tức là nếu như học mà không “tiêu hóa”, không “hành” thì khác gì con tằm nhả
dâu, nhả lại đúng những gì nó đã ăn. Người ta rồi cũng chẳng khác nào cái máy
thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói...Học như thế, không có lợi ích
gì cho mình mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. George Duhamel
có nói:
"Đừng sợ máy móc của bên ngòai...hãy sợ máy móc của cõi lòng..."

Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến
ngày cùng tận rồi...Lúc ấy xã hội cũng chỉ còn những “chúa tầm thường, thần
nịnh hót” và thảm cảnh “nước mất, nhà tan” là điều khó tránh khỏi.

Một Quốc Gia có càng nhiều hiền tài có, có hành thì Quốc Gia ấy mới mong được
vững mạnh, hưng thịnh, triều đại, lúc ấy, mới mong được lâu dài. Lối học không
hành thì sẽ chỉ đào tạo ra một lũ “nịnh thần” làm suy đồi triều chính, dân trí.
Đó là lối học hình thức, học hòng mưu cầu danh lợi, học để hướng đến những nhân
cách đồi bại, những mục đích tầm thường và thậm chí là ích kỉ, hại dân.

Hành không phải là chuyện gì khó nhưng cũng chẳng đơn giản. Trước khi hành
những thứ mà ta đã học thì trước tiên chúng ta phải hành “đạo” để sau này ra xã
hội, chúng ta không sai lệch trong tư tưởng và trong cách làm việc hàng ngày. Nếu
không xác định được việc đó thì hậu quả thật khó lường. Xã hội này sẽ trở thành
một nơi không cảm xúc, không lễ nghĩa mà chỉ có học thức và thủ đoạn. Lúc ấy,
xã hội không còn là cộng đồng của người và người nữa mà sẽ trở thành chiến
trường – nơi mà mạnh thì được còn yếu thua. thì Không nói về ngày xưa mà mới
chỉ trong những năm gần đây, chúng ta đã phải chứng kiến biết bao việc tham ô,
nhũng loạn của dân. Đó là những người trí thức mang trên mình tấm bằng bác sĩ
hối hả chia chác tiền hoa hồng trên đơn thuốc của bệnh nhân, là những “ông lớn”
ngành xây dựng lén lút rút bớt vật tư khi thi công công trình, và còn nhiều
nữa. Vậy cần phải coi lại cái thực học của những kẻ “tri thức” như thế. Những
người có học chân chính thì không thể hành như vậy được.

Học lúc nào cũng đi đôi với hành. Học thật nghiêm túc để sau này xây dựng đất
nuớc, để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình. Vì vậy, những ai đang lơ là học
tập thì hãy chú ý hơn; những ai đang chất đầy bồ kiến thức mà không hành thì
hãy mang ra áp dụng và những người đang thực hành những điều học thì hãy nhớ
lâý mục đích học tập của mình. Bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử
Nguyễn Thiếp thật sự có ích cho chúng ta.


“ Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học ”.












Quan hệ giữa học và hành
BL 2 Nước Việt Nam ta từ trước
vốn đã xưng nền văn hiến từ lâu đời. Thật vậy, Từ bao đời nay ta đã có truyền
thống hiếu học, học để giỏi, giỏi để làm quan, làm ông nọ bà kia mà xem thường
cái “hành”. Như vậy, mục đích chân chính của việc học có còn được giữ nguyên
không? Không! Ta có thể thấy rõ điều đó qua văn bản “luận học pháp” của La Sơn
Phu Tử Nguyễn Thiếp và qua đời sống hang ngày.

“Luận học pháp” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nói rõ được mục đích chân
chính của việc học. Không chỉ vậy mà còn nêu ra được phương pháp học đúng đắn
cũng như kết quả của việc học. Vậy thì trước tiên học là gì? Nói đơn giản thì
học là quá trình thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng do người khác truyền
lại. Hay nói cách khác học là quá trình trau dồi kiến thức và vận dụng nội lực
của mình để tạo nên nền tảng vững chắc khi lần đầu tiên ta bước vào đời. Vì
thế, ta có thể học mọi lúc mọi nơi hay mọi hoàn cảnh và có thể không cần đến
người hướng dẫn mà tự học.

Còn hành là gì? Hành là cách thức mà chúng ta ứng dụng những kiến thức của mình
vào thực tế. Và hành đây cũng chính là sự luyên tập và rèn luyện của mỗi người
chúng ta sau khi tiếp nhận tri thức từ sách vở, thực tế muôn màu muôn vẻ kia.

Chúng ta nên tìm hiểu mục đích chân chính của việc học đã thất truyền từ lâu
đời ở nước ta. Người xưa có câu: “Nhân bất học bất chi lý” Có nghĩa là “người
không học thì không biết” hay như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “ngọc
không mài không thành đồ vật; người không học thì cũng không hiểu rõ đạo”. “Đạo
là lẽ đối xử hằng ngày với mọi người. Kẻ đi học là học cái ấy.” Ý kiến ấy cho
rằng đi học đầu tiên là phải biết lễ nghĩa, các hành động trong đời sống hàng
ngày. Học xong thứ ấy thì mới có thể đi học văn hóa. Học văn hóa thì mới có thể
có kiến thức để bước vào đời. Nhưng đừng ai hiểu nhầm học là để“hòng cầu danh lợi,
không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Hậu quả của việc ấy là“chúa tầm
thường, thần nịnh hót”để vậy lâu ngày sẽ dẫn đến cảnh “nước mất nhà tan”như
trong sử sách.

Đó là mục đích của việc học, vậy hành có mục đích gì? Ta thường hay nói vui với
nhau rằng: “Trăm hay không bằng tay quen”. Ấy vậy mà cái câu nói vui ấy lại ẩn
chứa ý nghĩa lớn lao của việc hành. Hành là để cho quen tay, để có kĩ năng
thành thạo. Ví dụ như như khi học về một bài học nào đó trong môn hóa học,
chẳng hạn như về cách điều chế khí Hidro trong phòng thí nghiệm. Ta nên mua
những dụng cụ cần thiết để tiến hành điều chế thử cho biết. Chứ nếu chỉ học
theo sách giáo khoa chúng ta chưa cần thí nghiệm đã biết là phải dung dung dịch
axit tác dụng với kim loại mạnh để tạo ra dung dịch muối và giải phóng khí
Hidro. Nếu như vậy thì làm sao xác định thực hư thật giả thế nào? Như vậy hành
còn có nhiệm vụ là làm sáng tỏ những điều ta nghi ngờ, cần được lí giải. Điều
đó khiến ta sẽ tự tin hơn khi bước vào cuộc đời.

Hiểu được học và hành là gì nhưng chưa phân tích thì chúng ta chưa hiểu được
tại sao học phải đi đôi với hành. Vậy tôi xin được phân tích nếu chỉ chú trọng
học mà không hành thì sẽ thế nào? Học nhiều, học mãi thì cũng trở nên hiểu
biết, tài giỏi nhưng chỉ là hiểu biết suông, không có hành thì chưa thể nào xác
thực điều mình hiểu là đúng hay sai. Tức là chỉ giỏi lý thuyết, hiểu biết sách
vở nhưng không có thực hành thì cũng chỉ là giỏi lý thuyết suông mà thôi. Nếu
so sánh nước ta với các nước bạn, bạn sẽ bất ngờ làm sao khi được biết một tin
giật gân sau đây. Hàng chục ông kỹ sư công nhân Việt Nam đã học lên đến tận
trình độ Cao học, được cấp cho cái bằng tiến sĩ nhưng khi vào làm việc, họ mới
lung túng nhận ra rằng mình còn quá non nớt để theo ngành nghề này. Ngược lại,
hầu hết các kĩ sư công nhân cầu đường bên nước ngoài chỉ học đến hết Đại học,
mà vào đời nhẹ nhàng như không, thành đạt vô cùng. Tức là sao, tức là Việt Nam
quá nặng về lý thuyết mà quá nhẹ nhàng với việc va chạm thế giới bên ngoài
khiến cho các sinh viên không phát huy được hết khả năng của mình khi vào đời.

Ngược lại, nếu chỉ có thực hành không mà không học thì sao? Câu trả lời quá đơn
giản: Không học thì làm gì có kiến thức để mà thực hành cũng giống như thuyền
muốn vượt biển rộng bao la mà không có buồm hay mái chèo thì làm sao băng qua
được. Vì vậy nếu không học mà cắm cúi vào thực hành thì sẽ đạt kết quả thấp.
Chẳng thế mà, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã từng nói “học rộng rồi tóm lược cho
gọn lại, theo điều học mà làm”. Nghĩa là phải học trước rồi mới thực hành. Và cũng
vì thế Lê nin mới khuyên ta “Học! Học nữa! Học mãi” Học để còn có kiến thức mà
hành, mà làm việc, mà áp dụng vào trong đời sống xã hội để xã hội ngày một phát
triển hơn. Đó cũng là lời nguyện ước của Bác Hồ gửi gắm cho các em học sinh:
“Dân tộc Việt Nam
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.”

Tóm lại, từ những ý trên, ta vẫn thấy học đi đôi với hành là phương pháp đúng
đắn nhất. Vì sao vậy? Vì kiến thức là cơ sở lý thuyết có tác dụng chung để chỉ
đạo việc thực hành, giúp thành đạt và đạt kết quả cao. Còn thực hành giúp cho
việc đúc kết kinh nghiệm, bổ sung, hàn chỉnh kiến thức đã học. Như vậy học và
hành luôn đi dôi với nhau như hình với bóng. Kết hợp học và hành sẽ giúp ta trở
thành người toàn diện, vừa có lí thuyết, vừa có kĩ năng, làm bàn đạp cơ sở để
phát triển trí óc con người một cách tối đa.

Ta hiểu phải biết áp dụng học đi đôi với hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường nhưng phải áp dụng như thế nào cho phù hợp. cái đó là tùy thuộc ở mỗi người
chúng ta. vậy hãy sử dụng phương pháp học này một cách thật hữu ích bạn nhé!

http://4rum.naru.to

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết