Có hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến:
1. Phương thức ẩn dụ:
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d có điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.
* Có 2 hình thức chuyển nghĩa:
- Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)
- Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng).
* Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy:
- Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động.
- Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng.
* Nhận xét:
Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa cùng tác động.
2. Phương thức hoán dụ:
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d tuy không giống nhau nhưng có một quan hệ gần nhau gần nhau nào đó về không gian hay thời gian. Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tiếp cận.
* Các dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:
a. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Dạng chuyển nghĩa này có các cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau:
- Lấy tên gọi của một bộ phận cơ thể gọi tên cho người hay cho cả toàn thể.
- Lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc điểm hình dáng của đối tượng gọi tên cho đối tượng.
- Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên cho đơn vị thời gian lớn.
- Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên cho bộ phận.
b. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật chất được chứa.
c. Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế ra từ nguyên liệu đó.
d. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dùng hoặc dụng cụ và người sử dụng hoặc ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đó.
e. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng.
f. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái tâm - sinh lí đi kèm.
g. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tác giả hoặc địa phương và tác phẩm hoặc sản phẩm của họ hoặc ngược lại.
....
Tóm lại, mỗi sự vật, hiện tượng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khác chung quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hoán dụ. Vấn đề quan trọng cần chú ý là cần phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi.
* Mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ:
- Giống:
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi.
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
- Khác:
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Do đó, ta có thể nói ẩn dụ mang nhiều sắc thái chủ quan hơn.
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tiếp cận. Mối quan hệ giữa sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi là có thật, chứ không hoàn toàn tùy thuộc vào sự suy luận chủ quan của con người. Do đó hoán dụ mang nhiều tính khách quan hơn.
* Nhận xét:
- Một từ có thể được chuyển nghĩa theo nhiều phương thức.
- Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì sự chuyển nghĩa thường theo cùng một hướng.
- ẩn dụ và hoán dụ tồn tại ở bình diện ngôn ngữ lẫn lời nói, tuy nhiên sự chuyển nghĩa của hai bình diện này khác nhau. Cần phân biệt ẩn dụ và hoán dụ tu từ với ẩn dụ và hoán dụ từ vựng.
+ ẩn dụ và hoán dụ tu từ được sử dụng nhằm giúp cho sự diễn đạt tăng tính hình ảnh, biểu cảm, chứ không có tác dụng tạo nghĩa mới nhằm làm giàu cho hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc. ẩn dụ và hoán dụ tu từ là sự sáng tạo của cá nhân do đó nghĩa tu từ mang tính tạm thời, lệ thuộc hoàn toàn vào văn cảnh, tách khỏi văn cảnh, nghĩa tu từ biến mất.
+ ẩn dụ và hoán dụ từ vựng có tác dụng tạo nghĩa mới cho hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của dân tộc, do đó sự chuyển nghĩa đó là sản phẩm của toàn dân, được cố định hóa trong kho từ vựng tiếng Việt, được ghi vào từ diển như một nghĩa sẵn có, được tái dụng một cách tự do trong lời nói.
Nguồn: Opera.com
1. Phương thức ẩn dụ:
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d có điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.
* Có 2 hình thức chuyển nghĩa:
- Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)
- Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng).
* Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy:
- Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động.
- Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng.
* Nhận xét:
Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa cùng tác động.
2. Phương thức hoán dụ:
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d tuy không giống nhau nhưng có một quan hệ gần nhau gần nhau nào đó về không gian hay thời gian. Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tiếp cận.
* Các dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:
a. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Dạng chuyển nghĩa này có các cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau:
- Lấy tên gọi của một bộ phận cơ thể gọi tên cho người hay cho cả toàn thể.
- Lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc điểm hình dáng của đối tượng gọi tên cho đối tượng.
- Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên cho đơn vị thời gian lớn.
- Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên cho bộ phận.
b. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật chất được chứa.
c. Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế ra từ nguyên liệu đó.
d. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dùng hoặc dụng cụ và người sử dụng hoặc ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đó.
e. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng.
f. Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái tâm - sinh lí đi kèm.
g. Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tác giả hoặc địa phương và tác phẩm hoặc sản phẩm của họ hoặc ngược lại.
....
Tóm lại, mỗi sự vật, hiện tượng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khác chung quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hoán dụ. Vấn đề quan trọng cần chú ý là cần phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi.
* Mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ:
- Giống:
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi.
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
- Khác:
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Do đó, ta có thể nói ẩn dụ mang nhiều sắc thái chủ quan hơn.
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tiếp cận. Mối quan hệ giữa sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi là có thật, chứ không hoàn toàn tùy thuộc vào sự suy luận chủ quan của con người. Do đó hoán dụ mang nhiều tính khách quan hơn.
* Nhận xét:
- Một từ có thể được chuyển nghĩa theo nhiều phương thức.
- Các từ có ý nghĩa biểu vật cùng một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì sự chuyển nghĩa thường theo cùng một hướng.
- ẩn dụ và hoán dụ tồn tại ở bình diện ngôn ngữ lẫn lời nói, tuy nhiên sự chuyển nghĩa của hai bình diện này khác nhau. Cần phân biệt ẩn dụ và hoán dụ tu từ với ẩn dụ và hoán dụ từ vựng.
+ ẩn dụ và hoán dụ tu từ được sử dụng nhằm giúp cho sự diễn đạt tăng tính hình ảnh, biểu cảm, chứ không có tác dụng tạo nghĩa mới nhằm làm giàu cho hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc. ẩn dụ và hoán dụ tu từ là sự sáng tạo của cá nhân do đó nghĩa tu từ mang tính tạm thời, lệ thuộc hoàn toàn vào văn cảnh, tách khỏi văn cảnh, nghĩa tu từ biến mất.
+ ẩn dụ và hoán dụ từ vựng có tác dụng tạo nghĩa mới cho hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của dân tộc, do đó sự chuyển nghĩa đó là sản phẩm của toàn dân, được cố định hóa trong kho từ vựng tiếng Việt, được ghi vào từ diển như một nghĩa sẵn có, được tái dụng một cách tự do trong lời nói.
Nguồn: Opera.com